Breaking News

Tất Tần Tật Thông Tin Về Ổ Cứng Máy Tính

Ổ cứng máy tính là nơi lưu trữ tất cả thông tin của người dùng, từ dữ liệu cá nhân cho đến dữ liệu hệ điều hành windows. Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với tất cả các loại máy tính lớn nhỏ hiện nay.

Với bài viết dưới đây, Incare xin chia sẻ tất tần tật những thông tin về ổ cứng máy tính để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về bộ phận này. Đừng bỏ qua bài viết nếu bạn thực sự quan tâm đến ổ cứng máy tính nhé!

Ổ Cứng Máy Tính Là Gì?

Là thiết bị không chỉ có chức năng lưu trữ tất cả các dữ liệu có trong máy tính, mà còn có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ khởi động máy, sao chép dữ liệu và độ an toàn của dữ liệu.

ổ cứng máy tính
Ổ cứng máy tính là gì? Phân loại, cấu tạo của ổ cứng máy tính

>>> Bài viết liên quan: Những lỗi thường gặp của ổ cứng trên máy tính – Giúp bạn biết được nguyên nhân, đưa ra được giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Phân Loại Ổ Cứng Máy Tính

Hiện nay, có hai loại ổ cứng máy tính phổ biến gồm ổ cứng HDD, ổ cứng SSD:

Tiêu chí  Ổ cứng HDD Ổ cứng SSD
Mức giá Ổ cứng cùng một mức dung lượng có giá rẻ hơn Ổ cứng cùng một mức dung lượng có giá đắt hơn
Tốc độ xử lý dữ liệu Nhanh Chậm
Mức dung lượng phổ biến Dung lượng cao, có thể lên đến 4TB Dung lượng phổ biến:

– Từ 128GB đến 256 GB. 

– Từ 512GB đến 1TB nhưng có mức giá rất lớn.

Sự phân mảnh Dạng đĩa kim loại có phân mảnh Là các con chip nhớ flash không phân mảnh
Độ bền Độ bền kém Có độ bền tốt hơn HDD
Độ sử dụng phổ biến Được sử dụng ở những loại máy tính như: Toshiba, Samsung, Hitachi,…và các loại máy tính để bàn. Không sử dụng phổ biến như HDD
Kích thước Lớn Nhỏ
Tiếng ồn Thường phát ra nhiều tiếng ồn khi ghi dữ liệu Hoạt động bằng chip điện tử nên không phát ra tiếng ồn
Điện năng tiêu thụ Tốn ít điện năng tiêu thụ Tốn điện năng tiêu thụ nhiều gấp bốn lần so với HDD

Ngoài hai loại ổ cứng HDDSSD thì còn một loại ổ cứng khác nữa đó chính là ổ cứng SAS. Tuy nhiên, loại này thường được sử dụng chủ yếu dành cho server nên không được lựa chọn nhiều. 

Cấu Tạo Của Ổ Cứng Máy Tính

  • Đĩa từ: Là loại đĩa kim loại hình tròn được sử dụng để gắn bên trong ổ cứng, có chức năng duy trì việc lưu trữ và trích xuất dữ liệu. 
  • Đầu đọc: Là phần giữ phương tiện từ tính, nơi lưu trữ các thành phần điện tử và dữ liệu trong ổ cứng. Có chức năng chuyển dữ liệu từ dạng bit thành xung từ.
  • Động cơ trục chính: Là thành phần đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của ổ cứng bằng cách quay ổ cứng.
  • Mạch xử lý dữ liệu: Là bảng mạch thông minh được tích hợp vào các bộ phận của đĩa cứng, gắn trực tiếp trên đáy ổ cứng thông qua cáp ribbon linh hoạt.
cấu tạo của ổ cứng máy tính
Cấu tạo, chức năng của ổ cứng máy tính

Các Thông Số Trên Ổ Cứng Máy Tính

  • Cổng giao tiếp: Trên thị trường hiện nay có bốn cổng giao tiếp phổ biến bao gồm USB 3.0, PCI-Express, SATA2 và SATA3.
  • Tốc độ đọc/ghi tuần tự tối đa hay còn được gọi là Max Sequential Read/Write: Ví dụ như 520MB/s, 550MB/s.
  • Tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên: Tốc độ đọc các file nhỏ của ổ cứng cao hơn nếu các thông số IPOS lớn hơn.
  • Chuẩn bộ nhớ lưu trữ: Các công nghệ ổ cứng chuẩn gồm có QLC, MLC, TLC.
  • Điện năng tiêu thụ: Ổ cứng thường có điện năng tiêu thụ tối đa khoảng 3W.

Lỗi Phổ Biến Thường Gặp của Ổ Cứng Máy Tính

  • Bad Sector

Khi không thể truy xuất dữ liệu trên cùng một vùng dữ liệu thì chứng tỏ ổ cứng máy tính đã gặp phải lỗi này.

Cách khắc phục: Sử dụng Check Disk để tìm lỗi Bad Sector

+ Bước 1: Trong Computer click chuột vào một khoảng trống bất kỳ.

+ Bước 2: Vào Properties chọn Tools rồi chọn Check Now.

+ Bước 3: Hộp thoại Disk Check chọn Scan for and attempt recovery of bad sectors rồi nhấn Start.

Lỗi Bad Sector trên ô cứng máy tính
Lỗi Bad Sector trên ô cứng máy tính

Tuy nhiên, khi máy tính có chứa dữ liệu quan trọng thì không nên sử dụng Check Disk để tìm lỗi Bad Sector, bởi cấu trúc tập tin máy sẽ bị nó làm hỏng. Cách tốt nhất lúc này là bạn nên đem máy tính đến trung tâm sửa chữa uy tín để được khắc phục lỗi.

  • Ổ Cứng Quay Nhưng Không Nhận

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi ổ cứng quay nhưng không nhận, và với mỗi nguyên nhân sẽ có những cách sửa lỗi và khắc phục khác nhau. Vậy nên, nếu bạn không có kinh nghiệm thì nên nhờ đến sự giúp đỡ của trung tâm sửa chữa nhé.

  • Mainboard Không Nhận Ổ Cứng

Khi khởi động, máy tính xuất hiện thông báo “Disk boot failure, insert system disk and press enter” thì chứng tỏ đã bị lỗi Mainboard không nhận ổ cứng.

Lỗi Mainboard không nhận ổ cứng
Lỗi Mainboard không nhận ổ cứng

Để khắc phục lỗi này hiệu quả nhất có thể áp dụng những cách sau:

+ Cách 1: Lắp thử sợi cáp SATA mới vào và kiểm tra lại lỗi.

+ Cách 2: Thay thế bộ nguồn mới.

+ Cách 3: Nạp lại BIOS.

+ Cách 4: Hàn lại chân chip SIO.

  • Ổ Cứng Máy Tính Bị Virus phá hoại

Khi tất cả các dữ liệu trong máy tính bị mất không rõ nguyên nhân thì chứng tỏ ổ cứng máy tính đã bị virus phá hoại. Đây là lỗi khó khắc phục, vậy nên hãy đem máy tính đến trung tâm sửa chữa uy tín nhé. (Hướng dẫn cách xử lý máy tính bị virus nhanh chóng, đơn giản nhất).

Với tất tần tật thông tin về ổ cứng máy tínhIncare vừa chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đọc đã nắm thêm được nhiều kiến thức hữu ích rồi phải không nào? Nếu còn vấn đề thắc mắc về ổ cứng máy tính nhưng chưa tìm được câu trả lời thì hãy liên hệ ngay với Incare để được tư vấn nhé!

*** Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan khác như:

Sản Phẩm Thông Tin
Bảng Giá Linh Kiện Máy Tính/Laptop Samsung Khi Nào Cần Nâng Cấp Laptop Lên Ổ Cứng SSD
Bảng Giá Linh Kiện Máy In/Photocopy Toshiba Box HDD Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Bảng Giá Linh Kiện Máy Tính/Laptop Philips Cách Nâng Cấp Giúp Laptop Chạy Mượt Hơn, Nhanh Hơn
Bảng Giá Linh Kiện Máy Tính/Laptop Dell Top 10 Lý Do Nên Vệ Sinh, Bảo Dưỡng Máy Tính Laptop Định Kỳ

Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá các linh kiện máy tính – laptop Incare, hãy liên hệ ngay hotline:0937 27 22 77 nhé! 

Kinh Nghiệm – Thủ Thuật

0/5 - (1868 bình chọn)
Đừng Để Mực Loại 2 Làm Hư Máy In Của Bạn!
Call Now Button