Card test mainboard được biết đến là công cụ hỗ trợ sửa chữa mainboard máy tính rất hiệu quả với những tính năng ưu việt. Vậy Card test mainboard là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? Cùng Incare tìm hiểu về thiết bị này qua bài viết dưới đây nhé.
Cách Sử Dụng Card Text Mainboard Hiệu Quả
1. Cấu tạo card test mainboard
Cấu tạo card test mainboard sẽ gồm những thành phần cơ bản sau:
- Khe cắm qua giao tiếp PCI và PCIE 1V.
- Đèn led báo nguồn (3v,5v,12v).
- Led RST: đèn này sẽ sáng tắt liên tục để báo hiệu có xung reset. Nếu đèn này không sáng hay sáng liên tục thì mainboard có thể đã bị mất điện áp mạch ram, cpu, chipset…
- Led báo CLK: báo hiệu xung clock đã hoạt động tốt.
- Các led 7 đoạn để báo POST: đây là led quan trọng nhất để xác định mainboard đang bị vấn đề gì?
- Một số loại card test đời cũ có thể có thêm một số loại đèn báo như IRDY, Frame…
2. Nguyên tắc hoạt động
Khi các đèn led đều sáng nghĩa là đã đủ nguồn. Một số trường hợp nguồn hoặc dây nối nguồn bị hở, bị đứt sẽ cấp nguồn không đủ cho main dẫn đến main không hoạt động.
- Nếu main vẫn hoạt động bình thường thì led reset chớp một lần còn nếu quá trình post diễn ra trôi chảy thì led run sẽ nháy liên tục.
- Nguyên tắc hoạt động của card test rất đơn giản, chủ yếu là dựa trên quá trình POST của BIOS.
- Khi bật máy lên đối với loại nguồn AT hoặc nhấn nút Power thì trước tiên Main và CPU phải chạy được.
- Tiếp theo là quá trình Post của BIOS hoạt động, nó kiểm tra tất cả main, cpu, ram…nói chung là thành phần kết nối với mainboard
- Quá trình này sẽ diễn ra trong yên lặng cho đến khi nghe được âm thanh thì màn hình mới hiện lên. Lúc này quá trình Post đã gần như thực hiện xong.
Nếu để tâm bạn sẽ thấy Post tiếp tục test ram, hdd, fdd… nhưng kỳ thực đây chỉ là quá trình báo kết quả hay là test lại lần nữa mà thôi. Khi màn hình hiện lên thì lúc này card test main đã hoàn thành nhiệm vụ và không cần đến nó nữa. Khi đó bạn có thể nhìn vào màn hình chẩn đoán các lỗi để khắc phục.
Vậy tóm tắt lại là card test chỉ được sử dụng từ khi nhấn nút Power cho đến khi màn hình hiện lên mà thôi.
3. Chức năng của card test mainboard
Card test mainboard sẽ báo code ở trên đèn Led và dựa trên mã code của từng hãng BIOS để kiểm tra mainboard. Điều này sẽ giúp cho quá trình kiểm tra hoạt động của mainboard trở nên dễ dàng hơn. Từ đó đảm bảo thời gian sửa chữa máy tính nhanh và đạt độ chính xác cao hơn so với các bước kiểm tra thông thường.
4. Hướng dẫn sử dụng
Khi mainboard hoặc PC xảy ra lỗi thì bước đầu tiên sẽ dùng card test cắm vào cổng PCI/ISA còn trống bật máy lên và quan sát. Nếu không có biểu hiện nào về hình, tiếng và chữ… nghĩa là card test chưa được cắm cẩn thận vào mainboard.
Tắt máy cắm lại, khi card test hiện lên các thông số thì tra cứu ý nghĩa của các thông số đó để hiểu được mainboard hỏng chỗ nào và tiến hành xử lý.
5. Các lỗi thường gặp khi kiểm tra bằng Card test
- Card test nhảy code C0, C1 hoặc D0, D1…: Do mainboard và CPU chưa chạy hoặc nguồn Vcore cấp cho CPU không ổn định.
- Card test nhảy code lung tung: lỗi BIOS.
- Card test báo mã code 7F: thiết lập BIOS bị sai.
- Card test báo code C0, C1.. rồi dừng ( ở C5, C6, D5, D6, EA): lỗi RAM….
Card test rất hữu ích trong việc kiểm tra BIOS, CPU và RAM… nên rất phù hợp sử dụng với các kỹ thuật viên phần cứng. Do đó, việc nắm các thông tin về card test mainboard sẽ giúp bạn có thể sửa chữa máy tính một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Trên đây Incare đã nêu một số thông tin về card test để các bạn sử dụng. Hy vọng bài viết này sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Tổng Quan Về Card Test Mainboard trong chuyên mục Kinh Nghiệm – Thủ Thuật của Incare. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, khó khăn nào về kỷ thuật cần tư vấn vui lòng liên hệ HOTLINE 0906 73 75 83. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng.
*** Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan khác như:
Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá các linh kiện máy tính – laptop Incare, hãy liên hệ ngay hotline:0937 27 22 77 nhé!