Mainboard là thành phần không thể thiếu trong hoạt động của bất cứ chiếc máy tính nào. Do đó, bạn cần am hiểu chi tiết cấu tạo của mainboard để có thể tự mình khắc phục một số vấn đề của bộ phận này hoặc để củng cố kiến thức về máy tính cho bản thân.
Mỗi nhà sản xuất sẽ có những thiết kế riêng cho mainboard. Nhưng về cơ bản nó vẫn có những chi tiết nhất định như: các chip điện tử, khe cắm bộ nhớ….Sau đây Incare sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của mainboard trong bài viết dưới đây nhé!
Mainboard gồm các bộ phận cơ bản sau:
1. Bộ chipset
Chipset là bộ phận quan trọng làm cầu nối cho tất cả các thành phần trên mainboard.
Mainboard dùng CPU của hãng Intel:
Có chipset gồm hai loại chính là chip cầu bắc và chip cầu nam
- Chip cầu bắc: là bộ phận kết nối với CPU từ đó kết nối với bộ nhớ chính, card màn hình và kênh truyền đến chip cầu nam.
- Chip cầu nam: có trách nhiệm truyền dẫn truyền tín hiệu từ các thiết bị khác đến chip cầu bắc và ngược lại. Chip cầu nam là chip lớn thứ hai trong mainboard.
Đối với dòng mainboard Intel từ phiên bản Core i về sau toàn bộ chức năng của Chip cầu bắc vào CPU và không còn thấy sự hiện diện của chi tiết này.
Mainboard dùng CPU của hãng AMD:
Cấu trúc bo mạch thì nó cũng như của hãng Intel. Tuy nhiên sự khác nhau nằm ở chỗ cấu trúc bo mạch chủ cho bộ xử lý AMD cho phép CPU giao tiếp với RAM, chipset sẻ liên kết với các bộ phận khác nên chỉ có một hoặc hai chip.
Loại hai chip tương tự như chipset dành cho CPU Intel. Loại một chip có chức năng tương tự như chip nam và chip bắc. Ngoài hai hãng sản xuất chipset này vẫn còn các hãng khác như Uli, Ati, Via…
2. Bus
Mainboard được Bus truyền dẫn thông tin trao đổi dữ liệu với vi xử lý và các thiết bị khác. Mỗi mainboard sẽ có tốc độ truyền thông tin khác nhau: 100MHz, 133MHz, 300MHz…Có thể chia thành 4 nhóm bus cơ bản
- Bus hệ thống: truyền giữ liệu từ CPU đến bộ nhớ trên Mainboard.
- Bus tuyến trước: tiếp nhận và truyền giữ liệu từ chip cầu bắc đến vi xử lý và ngược lại.
- Black side bus: là đường truyền giữ liệu giữa cache L2 và vi xử lý.
- Expansion bus: cho phép các thiết bị ngoại vi, các card mở rộng truy cập vào bộ nhớ một cách độc lập.
3. CPU
CPU giao tiếp với Mainboard thông qua Socket và slot tạo thành Front Side Bus.
Slot: Cổng giao tiếp CPU dạng khe cắm.
Socket: là loại đế vuông hoặc chữ nhật có xăm lỗ tương ứng với các điểm chân của CPU.
4. Cổng cắm Ram
Cổng cắm ram giúp mainboard và ram kết nối với nhau. Kích thước hình dạng của cổng cắm phụ thuộc vào việc bạn dùng loại ram nào. Các loại module cổng cắm:
- Chuẩn SIMM: là dạng cổng cắm ram dùng cho mainboard đời cũ hiện nay không còn sử dụng.
- Chuẩn RIMM: là dạng cổng cắm có hai hàng chân chỉ dùng cho RDRAM.
- Chuẩn DIMM: là dạng cổng cắm có hai hàng chân dùng phổ biến hiện nay.
- SoDIMM: là dạng cổng cắm chỉ xài cho laptop.
5. Cổng cắm mở rộng
Cổng cắm mở rộng dùng để cắm các card mở rộng.
- Cổng cắm ISA: dùng để cắm các loại card mạng, card âm thanh… Đây là cổng cũ có độ truyền dữ liệu chậm, chiếm không gian trong mainboard nên hiện nay ít sử dụng.
- Cổng PCI: dùng phổ biến để cắm các loại card mạng, card âm thanh…
- Cổng AGP: chỉ dùng cho card màn hình.
- Cổng PCI: là cổng truyền tốc độ cao được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
6. Kết nối nguồn
Kết nối nguồn là bộ phận quan trọng để cấp năng lượng cho Mainboard và các chi tiết khác. Kết nối nguồn gồm nhiều loại như: nguồn chính, nguồn phụ, nguồn quạt CPU…
7. Cổng kết nối thiết bị lưu trữ
- Giao tiếp IDE: Giao tiếp IDE/ATA là chuẩn kết nối CD/DVD, HDD với mạch điều khiển IDE trên Mainboard, gồm 40 chân đầu cắm.
- Giao tiếp FDD: là chuẩn kết nối ổ đĩa mềm trên Mainboard. Đầu cắm FDD thường nằm gần IDE trên main và có tiết diện nhỏ hơn IDE có 35 chân cắm.
- Giao tiếp SATA: là đầu cắm 7 chân trên Mainboard để cắm các loại ổ cắm CD/DVD.
- Kết nối SCSI: là chuẩn cao cấp chuyên dùng cho server. Có tốc độ rất cao từ 10.000 vòng /phút, số chân 50 hoặc 68 chân.
8. Rom BIOS và Pin CMOS
- Rom BIOS: là bộ nhớ máy tính chứa lệnh nhập xuất cơ bản để kiêm tra phần cứng, nạp hệ điều hành.
- Pin CMOS: dùng để lưu giữ các dữ liệu đã lập trong BIOS/CMOS Setup Utility.
9. Jumper
Ở trong chất dẫn điện có các miếng Plastic nhỏ (Jumper), làm cho kín mạch hở trên Mainboard để thực hiện một nhiệm vụ bất kỳ như lưu mật khẩu CMOS.
10. Bảng kết nối các thiết bị
Bảng kết nối là công cụ kết nối tín hiệu và điều khiển đến với mainboard. Trên Mainboard sẽ có thứ tự chân cắm với ký hiệu rõ ràng để giúp gắn đúng dây cho từng thiết bị. Bảng kết nối gồm:
- Front Panel: Kết nối với các công tắc mở/ tắt máy, khởi động lại máy, đèn tín hiệu nguồn và ổ cứng.
- Front USB: kết nối với cổng USB ở mặt trước.
- Front Audio: kết nối với cổng loa và cổng micro mặt trước.
11. Các cổng giao tiếp thiết bị bên ngoài
Các cổng giao tiếp có dụng kết nối mainboard với các thiết bị bên ngoài. Có nhiều loại cổng với các chức năng khác nhau như ps/2, COM…
Trên đây Incare đã giới thiệu đến bạn cấu tạo của Mainboard trong máy tính. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cấu trúc của Mainboard, đồng thời có được hướng giải quyết phù hợp khi mainboard có dấu hiệu hư hỏng.
Tại Incare, mọi sự cố liên quan đến phần mềm, phần cứng máy tính đều được khắc phục một cách hiệu quả, nhanh chóng. Bởi vậy hãy đến với Incare khi máy tính có hư hỏng. Chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn dịch vụ tốt hơn mong đợi đấy nhé!
Bạn đang xem bài viết Khám Phá Cấu Tạo Của Mainboard Máy Tính trong chuyên mục Kinh Nghiệm – Thủ Thuật của Incare. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, khó khăn nào về kỷ thuật cần tư vấn vui lòng liên hệ HOTLINE 0906 73 75 83. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng.
*** Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan khác như:
Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá các linh kiện máy tính – laptop Incare, hãy liên hệ ngay hotline:0937 27 22 77 nhé!