Breaking News

Tất Tần Tật Về Nguồn Máy Tính

Ngày cập nhật mới nhất: 30/10/2023

Nguồn máy tính là thiết bị vô cùng quan trọng có chức năng cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác giúp máy tính hoạt động bình thường. Trong bài viết dưới đây Incare sẽ gửi đến các bạn những thông tin liên quan đến thiết bị này để các bạn hiểu rõ hơn. Cùng theo dõi nhé.

nguồn máy tính
Bộ nguồn máy tính

Đặc Điểm Nguồn Máy Tính

Nguồn máy tính là loại nguồn phi tuyến, ít phụ thuộc vào điện áp đầu vào và cho điện áp đầu ra ổn định.

Nguồn máy tính được lắp trong máy tính xách tay có dạng một hộp nhỏ có hai đầu dây, một đầu nối với nguồn điện dân dụng, một đầu cắm vào máy tính xách tay. Còn PSU trong máy tính bàn hoặc máy chủ sẽ có rất nhiều dây dẫn được cắm vào bo mạch chủ, các ổ đĩa, thậm chí cả các cạc đồ hoạ cao cấp. (Chia sẻ một số kinh nghiệm sửa lỗi laptop không nhận nguồn điện nhanh, đơn giản, hiệu quả nhất).

Cấu Tạo Nguồn Máy Tinh

  • Bộ biến áp.
  • Bộ nắn điện (hay còn gọi là bộ chỉnh lưu).
  • Bộ lọc chỉnh lưu.
  • Bộ lọc nhiễu điện.
  • Mạch ổn áp.
  • Mạch bảo vệ.
thông tin về nguồn máy tính
Cấu tạo của nguồn máy tính

Nguyên Lý Hoạt Động

Hiện nay, nguồn máy tính đều hoạt động dựa theo nguyên tắc nguồn chuyển mạch tự động. Điện sẽ từ nguồn điện bên ngoài đi vào PSU sau đó qua các mạch lọc nhiễu và trở thành điện áp một chiều. Tiếp đó, điện áp này chuyển thành điện áp xoay chiều rồi nắn trở lại thành điện áp một chiều tại đây đã sẵn sàng cho các thiết bị sử dụng.

Các Dạng Chuyển Đổi Năng Lượng

Trong quá trình sử dụng nguồn máy tính sẽ trải qua 3 dạng chuyển đổi năng lượng gồm:

  • Từ AC sang DC – (xoay chiều => 1 chiều): Dùng để làm nguồn cấp cho các thiết bị điện tử.
  • Từ DC sang DC (Convertor) – (một chiều => một chiều): Chuyển đổi điện thế một chiều ra nhiều mức theo nhu cầu sử dụng của máy.
  • Từ DC sang AC (Invertor) – (một chiều sang xoay chiều): Được dùng cho bộ lưu điện dự phòng.

Các Kết Nối Đầu Ra Của Nguồn

Nguồn máy tính được kết nối với rất nhiều dây dẫn và không thể thiếu các đầu dây cắm cho thiết bị, một số kết nối đầu ra của PSU gồm:

  • Đầu cắm vào bo mạch chủ (motherboard connector).
  • Đầu cắm cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm CPU +12V power connector có hai loại: Loại bốn chân và loại tám chân.
  • Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp ATA peripheral connector.
  • Đầu cắm cho ổ đĩa mềm.
  • Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp SATA.
  • Đầu cắm cho các cạc đồ hoạ cao cấp.

>>> Xem thêm cách sửa lỗi laptop không nhận nguồn điện để có những giải pháp khắc phục nhanh, hiệu quả nhất

nguyên lý hoạt động của nguồn máy tính
Các kết nối đầu ra của nguồn

Quy Ước Màu Dây Trong Nguồn Máy Tính

+ Dây màu đen: Có mức điện áp quy định là 0V. Hay còn gọi là đường điện mát, đường điện dùng chung cho hệ thống máy tính cá nhân.

+ Dây màu vàng: Mức điện áp là +12V, -12V.

  • Đường điện – 12V là nguồn điện chính cho các mạch điện cổng Serial.
  • Còn đường điện +12V cung cấp điện nguồn cho mô tơ của đĩa cứng, quạt, các thiết bị làm mát, khe cắm, card mở rộng và chip.

+ Dây màu đỏ: có mức điện áp +5V, -5V.

  • Với -5V: Thường được dùng cho bộ điều khiển ổ đĩa mềm.
  • Đường điện +5V sẽ làm nhiệm vụ cung cấp điện cho Mainboard và các thiết bị ngoại vi.

+ Dây màu cam: Có mức điện áp: +3,3 V. Loại này được sử dụng chủ yếu cho bộ vi xử lý.

+ Dây màu tím: Điện áp 5Vsb. Được dùng để khởi động máy tính.

Ngoài những dây màu trên, nếu trường hợp mở rộng thêm các đường cấp điện thì sẽ có thêm các đường dây điện như: +12V2, +12V3 và sử dụng các viền màu để dễ nhận biết.

Công Suất Và Hiệu Suất

Công suất

Công suất nguồn được tính trên nhiều mặt:

  • Công suất tiêu thụ.
  • Công suất cung cấp.
  • Công suất cực đại tức thời.
  • Công suất cực đại liên tục.

Công thức tính giá trị công suất: Watt (W) = Voltage (V) x Ampere (A)

+ Trong đó:

  • V là hiệu điện thế.
  • A là cường độ dòng điện.

Hiệu suất

 

Hiệu suất của nguồn máy tính sẽ được xác định bằng hiệu số giữa công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của nguồn. Thông thường giá trị này sẽ đạt trên 80% hoặc 80% là đạt chuẩn.

kiểm tra nguồn máy tính
Cách kiểm tra nguồn máy tính đơn giản hiện nay

Các Yếu Tố Cơ Bản Giúp Nhận Biết Bộ Nguồn Máy Tính Tốt

Một bộ nguồn máy tính tốt phải đáp ứng được các yếu tố sau:

  • Hiệu suất làm việc trên 80% (Công suất đầu ra/đầu vào đạt >80%).
  • Trong quá trình làm việc lượng nhiệt tỏa ra ít, không bị rung lắc hay phát ra tiếng động.
  • Điện áp đầu ra ổn định, không sai lệch quá -5 đến + 5%.
  • Điện áp không bị nhiễu, không gây ra từ trường, điện trường khi sử dụng.
  • Các đầu nối chắc chắn, nhiều chân cắm được sắp xếp gọn gàng và chống nhiễu.
  • Điện áp đầu vào lớn từ 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguồn máy tínhIncare đã chia sẻ, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc hay muốn trao đổi gì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, thảo luận thêm nhé. (Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ cài đặt – sửa chữa máy tính nhanh, uy tín tại TpHCM giúp bạn có thể tìm được đơn vị tốt nhất).

*** Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan khác như:

Sản Phẩm Thông Tin
Bảng Giá Linh Kiện Máy Tính/Laptop Samsung Khi Nào Cần Nâng Cấp Laptop Lên Ổ Cứng SSD
Bảng Giá Linh Kiện Máy In/Photocopy Toshiba Box HDD Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Bảng Giá Linh Kiện Máy Tính/Laptop Philips Cách Nâng Cấp Giúp Laptop Chạy Mượt Hơn, Nhanh Hơn
Bảng Giá Linh Kiện Máy Tính/Laptop Dell Top 10 Lý Do Nên Vệ Sinh, Bảo Dưỡng Máy Tính Laptop Định Kỳ

Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá các linh kiện máy tính – laptop Incare, hãy liên hệ ngay hotline:0937 27 22 77 nhé! 

Kinh Nghiệm – Thủ Thuật

Đừng Để Mực Loại 2 Làm Hư Máy In Của Bạn!
Call Now Button