Mua laptop cũ giúp người dùng tiết kiệm được chi phí đáng kể so với mua máy mới. Nhưng đi kèm với đó cũng là nỗi lo về hao mòn linh kiện, độ ổn định, cấu hình,… của máy.
Những kinh nghiệm chọn mua laptop cũ của Incare dưới đây sẽ giúp bạn tìm được sản phẩm laptop cũ vừa ý, hạn chế các rủi ro một cách tối đa.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chọn Mua Laptop Cũ Tốt, Giá Rẻ
1. Mua Laptop Cũ Ở Chỗ Uy Tín
Thông thường, laptop cũ sẽ được mua tại các cửa hàng hoặc mua lại từ người dùng có nhu cầu thanh lý.
– Mua lại từ người dùng: giá rẻ, không có bảo hành nếu máy đã hết chế độ bảo hành, cần kiểm tra kỹ trước khi mua máy.
– Mua ở cửa hàng: giá cao hơn so với mua lại từ người dùng, nhưng lại được bảo hành và được cửa hàng kiểm tra kỹ trước khi bán.
Tốt nhất bạn nên mua laptop cũ ở các cửa hàng uy tín để được bảo hành và có chính sách đổi trả hàng khi có lỗi.
2. Chọn Laptop Cũ Theo Nhu Cầu Sử Dụng
Trường hợp cần mua laptop cũ đáp ứng các nhu cầu đơn giản như: xem phim, thực hiện công việc văn phòng thì có thể dùng các loại laptop với CPU i3 và RAM khoảng 2-4GB để tiết kiệm chi phí.
Còn khi mua laptop cũ để thiết kế đồ họa, chơi game,… thì cần chọn những loại máy có cấu hình mạnh như CPU i5 hoặc i7, RAM trên 4GB để đảm bảo trải nghiệm tốt khi sử dụng.
3. Kiểm Tra “Ngoại Hình” Laptop Cũ
Khi chọn mua laptop cũ, kiểm tra tổng thể bên ngoài máy là điều cần phải thực hiện để đảm bảo máy có tình trạng tốt nhất.
- Laptop có bị nứt vỡ hay không?
- Các cạnh viền của laptop có dấu hiệu hở không?
- Khớp nối màn hình laptop với thân máy có bị lỏng lẻo?
- Cổng USB, cổng mạng,… có hoạt động không?
4. Kiểm Tra Loa Laptop Cũ
Các sản phẩm laptop thường gặp các vấn đề về loa như loa rè, loa hỏng. Để đảm bảo loa của chiếc laptop cũ mình chọn vẫn hoạt động tốt, hãy kiểm tra bằng cách mở nhạc với âm lượng cao nhất. Đừng quên kiểm tra cả hai loa để chắc chắn các loa không có vấn đề.
5. Kiểm Tra Bàn Phím Và Chuột Cảm Ứng Khi Mua Laptop Cũ
Chuột cảm ứng và bàn phím cũng là các bộ phận cần được kiểm tra kỹ khi mua laptop cũ. Hãy dùng thử và xem bàn phím laptop có dễ thao tác không, có bị cứng hay hỏng phím nào đó không?
Còn đối với chuột cảm ứng, cần thử di chuyển ngón tay trên chuột xem có hiện tượng nhảy lung tung, chậm, đơ hay không?
6. Kiểm Tra Kết Nối Wifi Của Laptop Cũ
Nếu chiếc laptop cũ chọn mua có kết nối wifi không ổn định thì người dùng sẽ gặp nhiều rắc rối phát sinh trong quá trình sử dụng. Vì thế kiểm tra kết nối wifi là bước không thể bỏ qua khi mua laptop cũ.
Hãy kiểm tra card wifi bằng cách để laptop kết nối wifi và di chuyển máy đến nhiều vị trí trong phòng xem tín hiệu có ổn định không. Hoặc là đối chiếu với khả năng bắt wifi của smartphone, trường hợp laptop kết nối wifi còn kém hơn của smartphone thì bạn cũng nên cân nhắc về sản phẩm đó.
7. Kiểm Tra Màn Hình Laptop Có Điểm Chết Không
Có không ít trường hợp người dùng không kiểm tra màn hình máy tính cẩn thận khi mua laptop cũ. Kết quả là phát hiện màn hình bị điểm chết khi đã mua về sử dụng.
Để biết được chiếc laptop cũ đó có bị điểm chết trên màn hình hay không, có thể kiểm tra bằng cách ẩn hết biểu tượng trên màn hình desktop rồi bấm chuột phải vào màn hình và chọn Properties.
Ở Background, chọn màu đen để kiểm tra điểm chết sáng (Stuck pixel – luôn có màu trắng, kể cả khi tắt màn hình) và chọn màu trắng để kiểm tra điểm chết đen (Dead pixel – luôn có màu đen trong mọi trường hợp).
8. Kiểm Tra Pin Và Sạc Của Laptop Cũ
Bạn có thể kiểm tra được dung lượng pin, độ chai pin của laptop cũ bằng cách dùng phần mềm Battery Moon. Nếu pin có Capacity/Design càng lớn thì sẽ càng tốt. Để đảm bảo hơn thì đừng cắm sạc khi check laptop để ước lượng được thời gian dùng pin thực tế. Ngoài ra đừng quên kiểm tra xem sạc của laptop có vào điện hay không nhé.
Vừa rồi là những kinh nghiệm mua laptop cũ mà Incare đã chia sẻ đến bạn. Hãy lưu lại để có thể chọn mua cho mình và người thân những sản phẩm laptop phù hợp và đảm bảo chất lượng.
*** Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan khác như:
Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá các linh kiện máy tính – laptop Incare, hãy liên hệ ngay hotline:0937 27 22 77 nhé!