Hiệu suất CPU quyết định tốc độ xử lý tác vụ mà người dùng yêu cầu. Nắm được những yếu tố tác động đến hiệu suất sẽ giúp bạn lựa chọn được thiết bị tốt hoặc có giải pháp tăng tốc hiệu suất bộ vi xử lý trên máy tính.
Ở bài viết này, Incare xin chia sẻ 9 Yếu Tố Tác Động Đến Hiệu Suất CPU Máy Tính. Cùng tham khảo nhé.
1. Băng Thông Bộ Nhớ
Băng thông bộ nhớ là tốc độ dữ liệu có thể đọc và ghi trong bộ nhớ. Yếu tố này đo lường khả năng tìm nạp, lưu trữ dữ liệu của CPU có nhanh hay không. Nó thường biểu thị bằng GB/s. Hầu như các CPU hiện nay được trang bị băng thông bộ nhớ lên đến 40+GB/s. Nếu băng thông bộ nhớ càng lớn thì tốc độ lưu trữ dữ liệu của CPU càng nhanh.
Xem thêm: Cách kiểm tra ổ cứng máy tính định kỳ.
2. Số Lõi Của CPU
Số lõi CPU là cũng yếu tố quyết định đến tốc độ tính toán của bộ xử lý trung tâm (CPU). Các máy tính hiện nay được trang bị lõi kép, lõi tứ thay vì một lõi truyền thống trước kia. Điều này giúp CPU xử lý nhanh hơn gấp 2 đến gấp 4 lần.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải tất cả các phần mềm đều tận dụng được lợi thế đa lõi của CPU. Chẳng hạn, phần mềm chỉnh sửa video hay phần mềm trò chơi được thiết kế dựa trên nguyên tắc tận dụng tối đa về công nghệ lõi. Nhưng với các phần mềm như Excel, Word, PowerPoint thì không.
Công nghệ đa lõi còn mang đến lợi ích đa nhiệm. Tức là mỗi tác vụ sẽ được xử lý bởi một nhân (một lõi), còn những nhân (lõi) khác sẽ ở ở trạng thái nghỉ cho đến khi có yêu cầu tác vụ khác. Lợi thế đa lõi cũng giúp khắc phục nhược điểm đóng băng hệ thống khi có một chương trình lỗi ở CPU một nhân (lõi) trước kia.
3. Bộ Nhớ Cache
Bộ nhớ cache là một lượng nhỏ RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) hiệu suất cao được tích hợp vào CPU. Nó có thể lưu trữ dữ liệu mà bộ xử lý thường sử dụng và không cần đến không gian trong bộ nhớ hệ thống. Nhờ vậy có thể giảm bớt thời gian truy cập vào bộ nhớ chính, tăng hiệu suất CPU máy tính hoạt động. Nếu cache càng lớn thì bộ xử lý hoạt động càng hiệu quả.
4. Xung Nhịp
CPU yêu cầu xung nhịp (xung đồng hồ) để hoạt động chính xác. Xung nhịp này sẽ dựa trên đồng hồ thời gian thực. Mỗi chu kỳ xung nhịp là 1Hz, tức một chu kỳ sẽ tương ứng với một giây. Thường tốc độ máy tính sẽ nằm ở cấp độ GHz (gigahertz), tức là có hàng tỷ chu kỳ trong mỗi giây. Khi tốc độ xung nhịp càng nhanh thì hiệu suất xử lý của CPU càng lớn.
5. Độ dài từ của CPU (Word length)
Độ dài từ của CPU cho biết số bit mà CPU có thể đồng thời xử lý trong một thời gian cụ thể. Chẳng hạn như tốc độ của bộ xử lý 32 bit sẽ nhanh hơn tốc độ của bộ xử lý 16 bit bởi nó có độ dài từ rộng hơn. Hệ thống máy tính hiện nay thường sở hữu độ dài từ trong khoảng 32 – 64 bit.
Word length và tốc độ xung nhịp ở mỗi CPU là khác nhau. Ví dụ:
Tên gọi | Tốc độ xung nhịp | Word length |
Bộ xử lý 8088 | 4.77MHz | 8 bit |
Bộ xử lý 80486 | 50 Mhz – 80 MHz | 32 bit |
Bộ xử lý Pentium 4 | 1.5 Ghz – 3.2 GHz | 64 bit |
6. Độ Rộng Của Bus Địa Chỉ
Độ rộng của bus địa chỉ là yếu tố xác định số lượng tối đa các vị trí địa chỉ. Nếu bus địa chỉ càng rộng thì bộ nhớ có thể truy cập càng lớn, hiệu suất bộ vi xử lý máy tính CPU càng cao.
Ví dụ: nếu độ rộng bus địa chỉ của bạn là 8 bit thì số lượng địa chỉ tối đa bạn có thể sở hữu chỉ là 256 (địa chỉ). Các vị trí bộ nhớ này sẽ được đánh số lần lượt từ 0 – 255.
7. Độ Rộng Của Bus Dữ Liệu
Độ rộng của bus dữ liệu thể hiện số bit (đường truyền ) có thể truyền tải dữ liệu đồng thời từ thiết bị này sang thiết bị khác. Bus dữ liệu và bus địa chỉ thường có kích thường bằng nhau. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, ví dụ nếu bus dữ liệu có độ rộng 8 bit, bus địa chỉ có độ rộng 32 bit thì dữ liệu sẽ được tìm nạp ở nhóm 2 * 16 bit.
8. Siêu Phân Luồng
Công nghệ siêu phân luồng cho phép hai nhân CPU hợp lý cùng chia sẻ tài nguyên thực thi vật lý, giúp cải thiện tốc độ – hiệu suất CPU. Ví dụ nếu một CPU ảo bị trì trệ hoạt động thì CPU ảo khác có thể mượn tài nguyên thực thi của nó.
Nếu bạn chỉ thực hiện các thao tác trên word, excel hay duyệt web thông thường thì tác dụng siêu phân luồng không đáng kể. Nhưng khi bạn làm video, chương trình 3D, chuyển mã âm thanh, phần mềm chuyên dụng thì tác dụng của siêu phân luồng sẽ được thể hiện rõ rệt.
9. Nhiệt
Nhiệt là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất đến hiệu suất CPU máy tính. Nếu bạn làm việc quá lâu, thực hiện quá nhiều tác vụ trên máy tính sẽ khiến CPU nóng lên và làm giảm hiệu suất hoạt động. Tình trạng nóng kéo dài cũng có thể lan sang các linh kiện khác, ảnh hưởng đến hiệu suất chung của toàn hệ thống.
Bài viết đã chia sẻ 9 yếu tố tác động đến hiệu suất CPU máy tính. Hy vọng các bạn sẽ bỏ túi thêm được nhiều thông tin hữu ích. Tiếp tục theo dõi Incare để cập nhật các kiến thức thú vị hơn nữa nhé.
*** Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan khác như:
Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá các linh kiện máy tính – laptop Incare, hãy liên hệ ngay hotline:0937 27 22 77 nhé!