Breaking News

Cách Sửa Các Lỗi Thường Gặp Ở Máy In Lexmark

Trong quá trình sử dụng máy in Lexmark, việc gặp một vài lỗi nhỏ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng chỉ cần bạn biết cách khắc phục thì sẽ sử dụng được lâu dài. Nếu bạn chưa biết rõ thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để Incare có thể hướng dẫn bạn cách sửa lỗi thường gặp ở máy in Lexmark nhé.

Cách Sửa Các Lỗi Thường Gặp Ở Máy In Lexmark 5
Lỗi máy in Lexmark thường gặp và cách khắc phục hiệu quả

Cách Sửa Các Lỗi Thường Gặp Ở Máy In Lexmark Nhanh – Đơn Giản

1. Máy In Lexmark Bị Kẹt Giấy

Nguyên nhân:

Do đặt giấy trong khay bị sai lệch hoặc bạn đặt giấy chưa khít vào với khung của máy in. Giấy bị nhàu nát và cứng thì máy in cũng không nhận giấy. Hay có thể do thiết bị của máy như bao lụa, con lăn bị hư hỏng.

Cách Sửa Các Lỗi Thường Gặp Ở Máy In Lexmark 6

Máy in bị kẹt giấy

Cách xử lý:

  • Bạn cần kiểm tra xem giấy đã đặt sát vào trong cùng của ngăn đựng giấy của máy in Lexmark chưa. Nếu đặt giấy in đúng mà vẫn không nhận giấy thì bạn có thể xem lại censer cảm nhận giấy. Nếu bị lỗi censer cảm nhận giấy thì một số máy in Lexmark sẽ báo 3 đèn.
  • Kiểm tra xem đã sử dụng đúng loại giấy chưa (nên sử dụng giấy có định lượng 70g là tốt nhất). Nếu đặt sai khổ giấy, bạn có thể vào chỉnh lại size và khổ giấy cần phải in.
  • Kiểm tra tiếp xúc giữa trục ép và bao lụa, xem bao lụa có bị rách không. Nếu bị hư hại thì thay ngay.

2. Máy In Lexmark Ra Bản In Bị Đốm Vạch Màu Đen, Mực Nhòe

Nguyên nhân:

  • Bộ phận in bị bẩn: Bởi máy in Lexmark dùng lượng mực nhiều hơn mức bình thường để đảm bảo cho chất lượng bản in. Lượng mực dư thừa đó sẽ đọng lại ở những nơi gấp khúc trên bộ phận in, sau này sẽ hình thành nên một lớp dày, rất dễ dính vào giấy khi in.
  • Bộ phận gạt mực bị hỏng: Vì thiết kế cây gạt chỉ dùng trong lượng giấy nhất định nên rất dễ bị hư hỏng.
  • Sử dụng mực in chất lượng thấp nên dễ bị lem mực, dư mực.
  • Sử dụng giấy quá mỏng và bị ẩm.

Cách Sửa Các Lỗi Thường Gặp Ở Máy In Lexmark 7

Bản in bị vạch màu đen, mực nhòe

Cách xử lý:

  • Bạn chỉ cần tháo catridge sau đó thổi hoặc quét qua, và sử dụng mảnh khăn giấy thấm nước để lau lại cho sạch. Chú ý làm vệ sinh thật kĩ những nơi khuất. Việc này bạn nên tiến hành định kỳ khoảng một tháng một lần nếu dùng máy in Lexmark nhiều, ba tháng một lần nếu dùng với tần suất thấp hơn.
  • Nếu cartridge bị hỏng, bạn nên mang đi sửa ngay với giá không quá đắt.
  • Mua mực chính hãng với chất lượng cao và phù hợp với loại máy in Lexmark đang dùng.
  • Dùng giấy dày hơn, sau khi in một mặt thì hãy đợi một lát cho giấy bớt nóng rồi lật lại in mặt còn lại.

3. Máy In Lexmark In Chậm

Nguyên nhân:

  • Sử dụng 2 máy in Lexmark trở lên cùng 1 lúc có driver cài chung một case.
  • File quá nặng.
  • Chế độ in để nhiều tờ lớn hơn 50 tờ.
  • Ra lệnh in nhiều cùng lúc.
  • Hệ điều hành Windows đã bị lỗi.
  • Cấu hình của máy yếu.

Cách xử lý:

  • Nên kết nối chỉ 1 máy in Lexmark để in nhanh hơn.
  • Với file nặng hay in nhiều tờ, bạn có thể chia ra và in từng phần.
  • Bạn chỉ nên ra một lệnh in, chờ in xong rồi bạn hãy ra lệnh in tiếp theo.
  • Cài lại Windows mới.
  • Nâng cấp lên RAM, CHIP mới.

4. Máy In Lexmark E120 Bị Nhấp Nháy Đèn

Nguyên nhân:

  • Cảm biến nhiệt hoặc bo formater bị hỏng. Bị kẹt giấy hay cảm biến nhiệt không ngắt làm chảy lô ép, sẽ gây kẹt cơ, hỏng MDA nên các đèn nhấp nháy nhiều.
  • Máy in đang bị kẹt giấy, giấy chưa tiếp xúc với bộ nạp.

Cách Sửa Các Lỗi Thường Gặp Ở Máy In Lexmark 8

Máy in bị nhấp nháy đèn

Cách xử lý:

  • Bạn hãy kiểm tra lại cụm sấy trước khi tiến hành các bước sửa chữa.
  • Kiểm tra máy in bị kẹt giấy và lấy ngay giấy kẹt ra, và xem khay giấy có giấy không, giấy có tiếp xúc với bộ nạp giấy chưa và xử lý ngay.

5. Máy In Lexmark Không Khởi Động Được

Nguyên nhân:

  • Do dây cáp in bị lỏng hoặc hỏng chân cắm.
  • Máy đang để ở chế độ tạm dừng.
  • Đặt không đúng cổng in (lỗi not found port).

Cách xử lý:

  • Rút chân cáp ra rồi cắm lại ngay ngắn chính xác.
  • Nếu đang ở chế độ tạm dừng, bạn vào mục Printer, chọn tên máy in đang sử dụng rồi bấm chuột vào mục Pause (tạm dừng) để máy chuyển sang chế độ sẵn sàng.
  • Vào mục Printer rồi chọn máy in đang dùng, bấm chuột phải vào mục Properties -> Port để đặt lại cổng in.

6. Máy In Lexmark In Bản Trắng Toàn Bộ

Nguyên nhân: chủ yếu là do trục từ của máy in gây ra. Ví dụ là do lò xo ở đầu trục từ bị gãy một nửa, chệch vòng xoay, biến dạng hoặc gãy hoàn toàn…

Cách xử lý: Bạn hãy tháo hộp mực ra để kiểm tra lại lò xo có bị lỗi không. Nếu thấy lò xo bị lệch thì bạn nắn chỉnh lại, còn nếu gãy hẳn thì phải thay trục mới vì lò xo này được hàn trực tiếp vào đầu trục.

Bài viết đã cho bạn hiểu rõ hơn về cách sửa các lỗi ở máy in Lexmark thường gặp. Vậy nên bạn cần phải bảo quản và đưa đi kiểm tra định kỳ để tránh những lỗi và hư hại không đáng có khi đang cần dùng máy in.

Nếu bạn không thể tự khắc phục những lỗi máy in ở nhà thì hãy đưa đến những cơ sở sửa chữa máy in chuyên nghiệp. Incare tự hào là địa chỉ uy tín với dịch vụ sửa chữa máy in hiệu quả, chất lượng với giá cả phải chăng nhất thị trường. Nếu bạn có thắc mắc hay cần sửa chữa máy in, thì hãy liên hệ ngay với Incare để được tư vấn và hỗ trợ nhé. (Tham khảo thêm dịch vụ nạp mực máy in tại nhà HCM nhanh – uy tín – giá rẻ nhất hiện nay).

0/5 - (1918 bình chọn)
Đừng Để Mực Loại 2 Làm Hư Máy In Của Bạn!
Call Now Button