Mainboard được biết đến là một phần cứng vô cùng quan trọng trên hệ thống máy tính có chức năng kết nối các bộ phận một cách hiệu quả. Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị. Phân phối cung cấp điện áp cho các linh kiện gắn trên chúng. Chính vì vậy chỉ cần mainboard chỉ hư hỏng một lỗi nhỏ là máy tính của bạn không thể hoạt động trơn tru hoặc có thể không hoạt động được.
Trong bài viết này, Incare sẽ chia sẻ đến bạn một số bước kiểm tra và sửa chữa cơ bản để xác định hư hỏng mà bạn có thể tự mình làm được.
Các Bước Cần Kiểm Tra Khi Sửa Chữa MainBoard Máy Tính.
1. Kiểm tra mạch kích nguồn
Phần lớn các loại main trên thị trường hiện nay đều không cần CPU ( chỉ riêng với dòng main Intel muốn kích được nguồn phải có CPU). Nếu không kích được nguồn bạn có thể thử tháo giắc 12V (4pin) để kích, nếu được thì nguyên nhân hoàn toàn là do mạch VRM bị chạm chập.
Hãy tiến hành đo pin PS – ON xem có đạt trong khoảng 2v5 – 5v không? Nếu không, bạn dò pin PS – ON rồi đến Chip NAM hay SIO. Vào bộ phận nào thì đập bộ phận đó (Nếu nguyên nhân là chip NAM thì kiểm nguồn và thay thử thạch anh cho nó nhé). Kế tiếp là dò mosfet đảo từ chân xanh qua cổng đảo đến SIO. Bạn cũng có thể đập cổng đảo hay SIO.
Ở giai đoạn này sau khi kiểm tra bạn sẽ tìm ra được hư hỏng chính của mạch kích nguồn sẽ là do chết mosfet đảo, lỗi SIO hay lỗi chip NAM.
2. Kiểm tra xung Clock
Thông tường xung Clock sẽ chạy ngay khi kích được nguồn mà chưa cần tới việc cắm CPU, lúc này bạn chỉ cần kiểm tra CLK và sửa ngay tại bước này. Có thể làm một số cách như là khò lại, thay thạch anh và thay IC clock.
3. Kiểm tra các mức nguồn
a /Kiểm tra điện áp Vcore và mạch VRM
- Bật nguồn và đo khi chưa có CPU:
Bạn cần cung cấp nguồn cho Mainboard và chỉnh đồng hồ ở thanh 10VDC, để chuẩn bị cho việc đo điện áp VCore ở đầu cuộn dây ra của mạch ổn áp VRM. Tiếp đến gắn card test cho main để quan sát trạng thái của nguồn.
Bật công tắc cho nguồn chính chạy, nếu các đèn trên card test sáng lên nghĩa là nguồn ATX tốt và mainboard không bị chập. Lúc này đo vào chân cuộn dây điện áp phải xấp xỉ bằng 0.
Nếu chưa gắn CPU mà đo thấy áp ở đầu cuộn dây giao động trong 5V – 10V nghĩa mạch VRM đang chập Mosfet và bạn cần kiểm tra kỹ các đèn Mosfet.
- Bật nguồn và đo khi gắn CPU vào Socket trên Main
Khi gắn CPU vào Socket trên Mainboard, thì bạn hãy cấp nguồn cho Mainboard và chỉnh đồng ở mức 10V DC để chuẩn bị đo điện áp Vcore ở đầu cuộn dây ra.
Bật công tắc cho nguồn chính chạy, nếu các đèn trên card test sáng lên nghĩa là nguồn ATX tốt và mainboard không bị chập. Lúc này đo vào chân cuộn dây điện áp phải lên 1,5V.
Nếu chưa gắn CPU mà đo thấy áp ở đầu cuộn dây vẫn bằng 0 là mạch VRM không hoạt động.
b/ Kiểm tra Ram
Sử dụng công cụ Windows Memory Diagnostic để test Ram: cách này chỉ dành cho các máy tính còn sử dụng được màn hình Desktop để thao tác.
Sử dụng phần mềm MEMTEST86 để test Ram: cách này dành cho các máy tính không truy cập được Windows. MEMTEST86 không phải do Microsoft phát hành tuy nhiên nó được sử dụng và có độ tin cậy nhất định. Phần mềm này cho kết quả chính xác và chi tiết hơn Windows Memory Diagnostic nên bạn có thể xem xét sử dụng nhé.
Nếu đã sử dụng hai phần mềm trên để test Ram nhưng không phát hiện ra lỗi nào nghĩa là Ram đang hoạt động bình thường. Còn nếu ngược lại nếu phần mềm báo lỗi nghĩa là Ram trên máy tính của bạn đang có vấn đề và cần thay thế hay có thể Ram không tương thích với Mainboard. Ngoài ra bạn cũng có thể kiểm tra dung lượng Ram với một vài thao tác đơn giản là có thể test được Ram.
4. Kiểm tra xung Reset
Hãy tiến hành quan sát đèn Reset ở vị trí trên card test. Trong trường hợp đèn sáng bình thường vad sau đó tự tắt đi thì mạch đang vận hành tốt. Nếu như đèn sáng mãi mà không tắt hoặc không sáng thì thì khi đó mạch reset chính xác là đang bị lỗi.
5. Kiểm tra BIOS
Để kiểm tra phiên bản BIOS trên mainboard thì bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách. Một số các kiểm tra mà Incare giới thiệu đến bạn:
- Kiểm tra bằng BIOS menu.
- Kiểm tra bằng System Information.
- Kiểm tra bằng Registry Editor.
- Kiểm tra bằng Command Prompt.
- Kiểm tra bằng Powershell.
Trên đây là các bước kiểm tra giúp cho quá trình tìm kiếm, khắc phục lỗi của Mainboard máy tính được dễ dàng hơn. Còn bước kiểm tra nào hay không nhỉ? Hãy giúp Incare bổ sung và hoàn thiện thêm các thông tin này để mang đến nhiều bài viết bổ ích hơn cho mọi người nhé.
Bạn đang xem bài viết 5 Bước Cần Kiểm Tra Khi Sửa Chữa Mainboard Máy Tính trong chuyên mục Kinh Nghiệm – Thủ Thuật của Incare. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, khó khăn nào về kỷ thuật cần tư vấn vui lòng liên hệ HOTLINE 0906 73 75 83. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng.
*** Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan khác như:
Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá các linh kiện máy tính – laptop Incare, hãy liên hệ ngay hotline:0937 27 22 77 nhé!