Breaking News

Bộ Vi Xử Lý Trên Máy Tính Và Những Điều Cần Biết

Ngày cập nhật mới nhất: 14/11/2023

Bộ vi xử lý (hay còn gọi là CPU) được xem là bộ não của máy tính, giữ vai trò là phần tử cốt lõi nhất. Vốn được tích hợp bởi hàng triệu transistor nên CPU là bộ phận rất phức tạp.

CPU nắm giữ mọi hoạt động của máy tính từ đơn giản như tính toán, quản lý số liệu… đến phức tạp như truy xuất, trao đổi thông tin đến các thành phần khác trong hệ thống. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, thông số, công nghệ,… của bộ vi xử lý, hãy cùng Incare đi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Phân loại bộ vi xử lý

Bộ Vi Xử Lý Trên Máy Tính Và Những Điều Cần Biết 8

Phân loại bộ vi xử lý theo các tiêu chí khác nhau ta có:

– Phân loại theo kiến trúc thiết kế: cách thức tổ chức, thiết kế của các mạch điện tử bên trong CPU. Mỗi loại CPU sẽ có kiến trúc khác nhau nhờ được cải tiến từ những mẫu mã trước đó. Ví dụ: Core/Penryn: Conroe, Wolfdale, Kentsfield…

– Phân loại theo công nghệ chế tạo: chủ yếu dựa trên các phương pháp giảm nhỏ kích thước của transistor cấu thành CPU. Ví dụ: Công nghệ 130nm/90nm/65nm…

– Phân loại theo mục đích sử dụng: các CPU được cấu tạo với công dụng cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng:

  • CPU dùng cho các máy di chuyển như Laptop: thường nhỏ gọn hoạt động ở mức điện áp và xung clock thấp hơn các máy để bàn.
  • CPU dùng cho các máy để bàn: có thiết kế lớn, tốc độ cao và dùng hệ thống máy tản nhiệt to giúp máy hoạt động tốt hơn.
  • CPU dùng cho máy trạm, máy chủ: cần có yêu cầu kỹ thuật khắt khe bởi vận hành trong thời gian dài và có cường độ lớn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất CPU, tuy nhiên nổi trội nhất là Intel và AMD. Trong đó, Intel chiếm thị phần lớn hơn AMD.

Các dòng CPU Intel:

Bộ Vi Xử Lý Trên Máy Tính Và Những Điều Cần Biết 9

  • Dòng CPU Intel Core, Intel Pentium, Intel Celeron dùng cho máy tính bàn hoặc laptop.
  • Dòng CPU Intel Xeon, Intel Pentium, Intel Itanium dùng cho máy chủ hoặc máy trạm.

Các dòng CPU AMD:

Bộ Vi Xử Lý Trên Máy Tính Và Những Điều Cần Biết 10

  • Dòng CPU Phenom, Athlon, Sempron dùng cho máy tính bàn.
  • Dòng CPU Turion 64X2…, Athlon 64X2…dùng cho laptop.
  • Dòng CPU Athlon MP, Opteron dùng cho máy chủ hoặc máy trạm.

2. Cấu tạo của CPU

CPU được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau và các bộ phận này có chức năng không giống nhau. Nó gồm 3 thành phần chính là:

  • Đơn vị điều khiển: làm chức năng giải mã lệnh và điều khiển toàn bộ hệ thống.
  • Đơn vị số học và logic: làm chức năng toán số học và logic.
  • Tập thanh ghi: dùng để lưu trữ các thông tin tạm thời dùng cho hoạt động của CPU.

Bộ Vi Xử Lý Trên Máy Tính Và Những Điều Cần Biết 11

3. Thông số kỹ thuật

Mỗi CPU đề có những đặc trưng và thông số kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, khi đề cập đến CPU chúng ta thường quan tâm đến một số yếu tố sau đây:

a. Tốc độ của CPU

Tốc độ xử lý của máy tính nhanh hay chậm là phụ thuộc một phần vào CPU. Có thể tăng tốc CPU với công nghệ Core 2 Duo. Tốc độ CPU có liên quan đến tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng GHz, MHz…).

b. Tốc độ bus của CPU

FSB là tốc độ truyền tải giữ liệu vào CPU hay là tốc độ chạy dữ liệu qua CPU. Trong hệ thống, tốc độ Bus của CPU phải bằng tốc độ Bus của chip cầu bắc. Tuy nhiên, tốc độ Bus của CPU là duy nhất nhưng chip cầu bắc có thể hỗ trợ từ 2-3 tốc độ FSB.

c. Bộ nhớ Cache

Bộ nhớ Cache hay còn gọi là bộ nhớ đệm, là vùng nhớ mà CPU dùng để lưu các phần của chương trình, các tài liệu sắp được sử dụng. Có 2 loại Cache: Cache L1 và Cache L2. Khi cần CPU sẽ tìm thông tin trên bộ nhớ phụ trước khi tìm trên bộ nhớ chính, làm giảm thời gian chờ của hệ thống.

d. Độ động bus

Độ rộng Bus dữ liệu là số bit dữ liệu có thể truyền đồng thời thể hiện khả năng tính toán của CPU. Động rộng Bus địa chỉ là số Bus dùng để xác định địa chỉ, thể hiện khả năng quản lý bộ nhớ.

e. Tập lệnh

Tập lệnh là tập hợp các chức năng mà CPU sẽ hỗ trợ. Mỗi chương trình hoạt động trong CPU gồm rất nhiều lệnh trong đó có các tập lệnh ghép lại, mỗi tập lệnh tương ứng với một hoạt động nhất định. Bộ vi xử lý có tích hợp nhiều tập lệnh sẽ có khả năng xử lý tốt hơn.

f. Chân cắm CPU

Slot: chân cắm thế hệ cũ

  • Slot 1: Pentium II, Pentium III, Celeron.
  • Slot 2 : Pentium II Xeon, Pentium 3 Xeon
  • Slot A : Các vi xử lý hãng AMD

Bộ Vi Xử Lý Trên Máy Tính Và Những Điều Cần Biết 12

Socket:

  • Socket 370 (intel): Pentium III, Celeron.
  • Socket A(AMD): AMD Duron.
  • Socket 423 (intel): Pentium 4
  • Socket 478 (intel): Pentium 4, Pentium M, Pentium 4 Extreme, Celeron D, Celeron M.
  • Socket 754 (AMD): AMD Athlon 64, Turion 64.
  • Socket 775 (intel): Pentium 4, Pentium D, Celeron D, Core 2 Duo, Core 2 Quad, Xeon 3000.
  • Socket 940 (AMD): Opteron 2, Athlon 64 FX.
  • Socket AM2 (AMD): AMD thay thế socket 754, 939 Athlon 64.
  • Socket AM3 (AMD): Athlon 64, Athlon 64 FX, Opteron 10.
  • Socket 1207 (ADM): Opteron 2, Athlon 64 X2 seri 7x.
  • Socket 1156, 1155: Core i3.
  • Socket 1156, 1155: Core i5.
  • Socket 1156, 1366, 2011, 1155, 1150: Core i7.

Bộ Vi Xử Lý Trên Máy Tính Và Những Điều Cần Biết 13

4. Các công nghệ vi xử lý

  • Công nghệ Intel Hyper – Threading: Sử dụng tài nguyên của bộ xử lý hiệu quả hơn, cho phép nhiều luồng xử lý chạy trên mỗi nhân. Là một tính năng để nâng cao hiệu năng, Công nghệ HT cũng nâng cao năng suất bộ xử lý, nâng cao khả năng xử lý tổng thể trên phần mềm phân buồng.
  • Multi core (đa nhân): Công nghệ chế tạo vi xử lý có 2 hay nhiều lõi xử lý vật lý thực sự hoạt động song song với nhau, mỗi chân để đảm nhận những công việc riêng biệt không liên quan đến nhân còn lại.
  • Công nghệ Turbo Boost: là công nghệ nâng hiệu suất máy tính lên thêm 20% giúp hệ thống hoạt động nhanh hơn và kéo dài thời lượng pin (bằng cách tự điều chỉnh xung nhịp của từng nhân độc lập cho phù hợp với nhu cầu xử lý).
  • Công nghệ tích hợp chip đồ họa: Công nghệ này cho phép chip xử lý đồ họa được tích hợp với CPU, cùng một đế với CPU làm cho hệ thống chỉ còn một chip duy nhất, tăng hiệu suất xử lý đồ họa.
  • Intel virtualization technology: Công nghệ ảo hóa cho phép nhiều OS khác nhau chạy trên cùng một nền tảng phần cứng mà không bị xung đột.
  • Extended memory 60 technology (Em64T): Công nghệ mã hóa địa chỉ dài 60 bit, cho phép CPU truy cập bộ nhớ có dung lượng lớn.
  • AMD HTT: Công nghệ rút ngắn khoảng cách giữa CPU với chip cầu bắc và các thành phần khác trên mainboard.

Bộ Vi Xử Lý Trên Máy Tính Và Những Điều Cần Biết 14

5. Chẩn đoán và xử lý sự cố vi xử lý

Cong chân CPU hoặc chân đế cắm CPU:

Khi bật máy lên mà thấy máy không khởi , sau bạn kiểm tra các bộ phận khác bình thường thì tiến hành kiểm tra CPU xem đã lắp đặt đúng cách chưa. Khi CPU lắp đặt sai vị trí thì sẽ xảy ra sự cố cong chân trên CPU hoặc chân trên Socket.

Cách xử lý: là dùng vật kim loại hoặc nhíp nhỏ để chỉnh lại các chân cho thẳng. Chú ý nhẹ nhàng vì các chân này rất mềm.

CPU quá nóng:

Nếu CPU quá nóng thì sẽ xảy ra sự cố máy đang hoạt động sẽ tự nhiên tắt hoặc treo máy không sử dụng được. Để kiểm tra nhiệt độ CPU ta dùng phần mềm BIOS hoặc dùng các phần mềm khác như CPUz, SpeedFan…

Cách xử lý: là kiểm tra quạt tản nhiệt cho CPU, vệ sinh, tra dầu cho quạt hoặc thay quạt mới. Sau đó bôi keo dán tản nhiệt cho CPU.

Chạy sai tốc độ:

Nếu CPU chạy sai tốc độ chuẩn tì sẽ xảy ra hiện tượng máy chạy không ổn định, hay xảy ra tình trạng treo máy hoặc tự Reset. Để kiểm tra tốc độ CPU ta dùng phần mềm BIOS hoặc dùng các phần mềm kiểm tra tốc độ như CPUz, SpeedFan…

Cách xử lý: là vào BIOS để chỉnh lại mặc định ban đầu, sử dụng cách hướng dẫn của mainboard để thiết lập lại cho đúng.

Trên đây Incare đã giới thiệu đến các bạn những thông tin về bộ vi xử lý trên máy tính. Mong rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bổ sung kiến thức cho những ai muốn tìm hiểu về bộ vi xử lý máy tính.

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong nghề Incare đã chinh phục được không ít khách hàng dù là những khách hàng khó tính nhất nhờ uy tín và chất lượng của mình. Hy vọng, Incare sẽ tiếp tục nhận được sự tin yêu của khách hàng trong thời gian sắp tới. Nếu bạn có nhu cầu sửa chữa, bảo trì máy tính, laptop và máy in hãy liên lạc ngay với Incare nhé!

Bạn đang xem bài viết Bộ Vi Xử Lý Trên Máy Tính Và Những Điều Cần Biết trong chuyên mục Kinh Nghiệm – Thủ Thuật của Incare. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, khó khăn nào về kỷ thuật cần tư vấn vui lòng liên hệ HOTLINE 0906 73 75 83. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng.

*** Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan khác như:

Sản Phẩm Thông Tin
Bảng Giá Linh Kiện Máy Tính/Laptop Samsung Khi Nào Cần Nâng Cấp Laptop Lên Ổ Cứng SSD
Bảng Giá Linh Kiện Máy In/Photocopy Toshiba Box HDD Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Đúng Cách
Bảng Giá Linh Kiện Máy Tính/Laptop Philips Cách Nâng Cấp Giúp Laptop Chạy Mượt Hơn, Nhanh Hơn
Bảng Giá Linh Kiện Máy Tính/Laptop Dell Top 10 Lý Do Nên Vệ Sinh, Bảo Dưỡng Máy Tính Laptop Định Kỳ

Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá các linh kiện máy tính – laptop Incare, hãy liên hệ ngay hotline:0937 27 22 77 nhé! 

Đừng Để Mực Loại 2 Làm Hư Máy In Của Bạn!
Call Now Button