RAM – một trong những bộ phận không còn xa lạ gì đối với những ai đã và đang sử dụng máy tính. Nhưng liệu có bao nhiêu người biết được chính xác RAM là gì? RAM có vai trò như thế nào đối với máy tính? RAM bao gồm những loại nào? Nên sử dụng RAM như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?
Nhằm giúp bạn đọc trả lời được những vấn đề này cũng như nắm thêm được nhiều thông tin hơn, bài viết dưới đây Incare xin chia sẻ tất tần tật về RAM máy tính. Cùng tham khảo nhé!
RAM Máy Tính Là Gì?
RAM – tên viết tắt của cụm từ Random Access Memory, là các chip nhớ được hàn vào thanh bảng mạch, và là một loại bộ nhớ khả biến cực kỳ quan trọng của máy tính. Nó có khả năng truy cập ngẫu nhiên, cho phép đọc – ghi nhớ tất cả các loại dữ liệu theo địa chỉ của bộ nhớ đến từ bất kỳ vị trí khác nhau.
Hiểu một cách nôm na, RAM máy tính là bộ phận tạm thời lưu trữ tất cả những thông tin trước khi được chuyển vào CPU xử lý. Đặc biệt, RAM máy tính là bộ nhớ không thể thay đổi, vậy nên khi tắt máy tính tất cả những dữ liệu lưu trong RAM sẽ bị mất đi.
>>> Xem bài viết hướng dẫn cách phân biệt ROM – RAM máy tính để hiểu rõ hơn về điểm khác nhau của 2 loại bộ nhớ trên máy tính.
Cấu Tạo Của RAM Máy Tính
RAM máy tính là bộ phận được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ khác nhau như: transistor, tụ điện, điện trở,… Mỗi một linh kiện sở hữu những chức năng và ưu điểm khác nhau, tuy nhiên chúng đều có một nhiệm vụ chính đó là cung cấp nguồn ổn định cho RAM máy tính.
Mỗi một loại RAM máy tính sẽ được tích hợp nhiều chip nhớ khác nhau ở hai mặt, và thiết kế mạch in tối thiểu gồm có 6 lớp.
Chức Năng Của RAM Máy Tính
Mỗi một linh kiện của máy tính đều sở hữu những chức năng riêng biệt khác nhau, và RAM cũng không ngoại lệ.
RAM – bộ nhớ có chức năng phối hợp với bộ nhớ máy tính để nhằm truy cập, điều khiển, xử lý và sử dụng dữ liệu. Tất cả những thông tin dữ liệu từ các phần mềm, các chương trình đang hoạt động sẽ được CPU chuyển từ ổ cứng và lưu trữ tạm thời tại bộ nhớ RAM trước khi thông tin được xử lý.
Phân Loại RAM Máy Tính
Hiện nay, RAM máy tính bao gồm có hai loại thông dụng đó chính là SRAM và DRAM:
- SRAM – tên viết tắt của Static RAM, đây là loại RAM tĩnh, những thông tin và dữ liệu khi được lưu trữ trong SRAM sẽ không bị mất đi, trừ khi máy tính khởi động. Do đó, SRAM được ứng dụng vào việc lưu trữ dữ liệu máy tính khởi động.
- DRAM – là loại RAM được sử dụng chủ yếu để lưu trữ thông tin và dữ liệu khi máy tính đang hoạt động. Khi tắt máy tính hoặc đóng ứng dụng, tất cả những thông tin có thể sẽ bị mất đi.
Các Thông Số Của RAM Máy Tính
RAM máy tính gồm có các thông số: dung lượng RAM và bus RAM.
1. Bus RAM
Bus RAM được hiểu là độ lớn của kênh truyền dữ liệu, khi độ lớn của nó càng rộng thì kéo theo tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh.
Xung nhịp thực, tốc độ truyền tải tối đa và Module bộ nhớ của một số loại RAM máy tính thông dụng hiện nay:
Bộ nhớ | Xung nhịp thực | Tốc độ truyền tải tối đa (trên lý thuyết) | Module bộ nhớ RAM |
DDR200 | 100MHz | 1.600 MB/s | PC-1600 |
DDR266 | 133MHz | 2.133 MB/s | PC-2100 |
DDR333 | 166MHz | 2.666 MB/s | PC-2700 |
DDR400 | 200MHz | 3.200 MB/s | PC-3200 |
DDR2-400 | 200MHz | 3.200 MB/s | PC2-3200 |
DDR2-533 | 266MHz | 4.266 MB/s | PC2-4200 |
DDR2-667 | 333MHz | 5.333 MB/s | PC2-5300 |
DDR2-800 | 400MHz | 6.400 MB/s | PC2-6400 |
DDR2-1066 | 533MHz | 8.533 MB/s | PC2-8500 |
DDR3-800 | 400MHz | 6.400 MB/s | PC3-6400 |
DDR3-1066 | 533MHz | 8.500 MB/s | PC3-8500 |
DDR3-1333 | 666MHz | 10.666 MB/s | PC3-10600 |
DDR3-1600 | 888MHz | 12.800 MB/s | PC3-12800 |
2. Dung Lượng RAM Máy Tính
Dung lượng RAM có vai trò cực kỳ quan trọng đối với thời gian tương tác giữa máy tính với người sử dụng, cũng như trong quá trình hoạt động. Máy tính có dung lượng RAM càng lớn thì không gian lưu trữ dữ liệu thông tin càng lớn. Nó sẽ giúp máy tính hoạt động nhanh hơn, ổn định và mượt mà hơn mà không xảy ra tình trạng máy chậm, đơ hay giật lag khi sử dụng.
Một Số Lỗi Thường Gặp Của RAM Máy Tính Và Cách Khắc Phục
1. Lỗi Ngốn RAM
Nguyên nhân xảy ra lỗi này có thể là do một phần mềm của máy tính hoặc bộ nhớ RAM có vấn đề.
Cách khắc phục:
+ Cách 1: Sử dụng phần mềm Registry.
+ Cách 2: Tiến hành cập nhật lại driver của máy tính.
+ Cách 3: Tùy chỉnh hoặc cài đặt lại windows.
+ Cách 4: Tiến hành tắt các ứng dụng đang chạy không cần thiết ở mục Startup.
+ Cách 5: Gỡ những phần mềm không cần thiết đã được cài đặt sẵn trong máy tính.
2. Lỗi Windows Không Nhận Đủ RAM
Một số nguyên nhân dẫn đến lỗi này gồm có: dung lượng RAM không đủ, dung lượng RAM bị giới hạn bởi Mainboard, hay do lỗi phiên bản Windows.
Để có thể khắc phục lỗi này tốt nhất, bạn nên mang máy tính của mình đến cơ sở sửa chữa uy tín trên địa bàn.
3. Lỗi Xung Đột RAM
Khi máy tính chạy chậm, khởi động không lên màn hình,… là những dấu hiệu nhận biết lỗi xung đột RAM. Và nguyên nhân có thể là do lỏng RAM, RAM bị rỉ sét, hư main,…
Cách khắc phục:
+ Cách 1: Tiến hành thay thế RAM phù hợp hơn với máy tính.
+ Cách 2: Gắn chặt RAM vào khe cắm RAM.
+ Cách 3: Vệ sinh khe cắm RAM thật kỹ.
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về RAM máy tính mà Incare vừa chia sẻ. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ nắm thêm được nhiều kiến thức liên quan đến RAM máy tính. Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề RAM máy tính thì hãy liên hệ ngay với Incare để được giải đáp và tư vấn nhé!
*** Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin liên quan khác như:
Quý khách có nhu cầu tư vấn và báo giá các linh kiện máy tính – laptop Incare, hãy liên hệ ngay hotline:0937 27 22 77 nhé!